CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo quyết định số 99B/QĐ – TCNTĐ ngày 19 tháng 09 năm 2014
của Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Nghề Thủ Đức)
Tên nghề: Điện công nghiệp
Mã nghề: 50510302
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;
+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho
các hộ dùng điện xác định (một phân xưởng, một hộ dùng điện);
+ Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện;
+ Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của
các thiết bị điện;
+ Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, điều khiển các trạm điện, lưới điện;
+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích
các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp;
+ Đạt trình độ A Tiếng Anh, trình độ B Tin học hoặc tương đương.
- Kỹ năng:
+ Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
+ Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;
+ Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;
+ Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện
đại theo tài liệu hướng dẫn.
+ Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện đảm bảo an toàn;
+ Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp
và mạch điện điều khiển trong hệ thống điện;
+ Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;
+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng, miền;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp - Pháp luật;
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;
+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp;
+ Sức khỏe đạt loại I hoặc loại II theo phân loại của Bộ Y tế;
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành Kỹ thuật viên chuyên ngành Điện công nghiệp sẽ:
- Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;
- Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Nhân viên vận hành;
- Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện;
- Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế xã hội.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ
(Trong đó thi tốt nghiệp: 100 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2520 giờ; Thời gian học tự chọn: 780 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 708 giờ; Thời gian học thực hành: 1812 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Các môn học chung |
450 |
220 |
200 |
30 |
MH 01 |
Chính trị |
90 |
60 |
24 |
6 |
MH 02 |
Pháp luật |
30 |
21 |
7 |
2 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
60 |
4 |
52 |
4 |
MH 04 |
Giáo dục quốc phòng - An ninh |
75 |
58 |
13 |
4 |
MH 05 |
Tin học |
75 |
17 |
54 |
4 |
MH 06 |
Ngoại ngữ (Anh văn) |
120 |
60 |
50 |
10 |
II |
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
2520 |
708 |
1656 |
156 |
II.1 |
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
445 |
178 |
242 |
25 |
MH 07 |
An toàn điện |
30 |
18 |
11 |
1 |
MH 08 |
Mạch điện |
90 |
45 |
39 |
6 |
MH 09 |
Vẽ kỹ thuật |
30 |
15 |
13 |
2 |
MĐ 10 |
Vẽ điện |
30 |
10 |
18 |
2 |
MH 11 |
Vật liệu điện |
30 |
15 |
13 |
2 |
MĐ 12 |
Khí cụ điện |
45 |
20 |
22 |
3 |
MĐ 13 |
Điện tử cơ bản |
150 |
45 |
98 |
7 |
MĐ 14 |
Kỹ thuật nguội |
40 |
10 |
28 |
2 |
II.2 |
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
2075 |
545 |
1403 |
126 |
MĐ 15 |
Điều khiển điện khi nén |
120 |
45 |
70 |
5 |
MĐ 16 |
Đo lường điện |
90 |
30 |
54 |
6 |
MĐ 17 |
Máy điện 1 |
240 |
45 |
186 |
9 |
MH 18 |
Máy điện 2 |
60 |
15 |
42 |
3 |
MĐ 19 |
Cung cấp điện |
90 |
60 |
26 |
4 |
MH 20 |
Trang bị điện 1 |
270 |
45 |
210 |
15 |
MH 21 |
Trang bị điện 2 |
60 |
15 |
40 |
5 |
MĐ 22 |
Kỹ thuật xung- số |
90 |
45 |
42 |
3 |
MĐ 23 |
Tổ chức sản xuất |
30 |
20 |
8 |
2 |
MĐ 24 |
Kỹ thuật cảm biến |
60 |
45 |
12 |
3 |
MĐ 25 |
PLC cơ bản |
150 |
45 |
95 |
10 |
MĐ 26 |
Truyền động điện |
150 |
60 |
82 |
8 |
MĐ 27 |
Điện tử công suất |
105 |
45 |
56 |
4 |
MĐ28 |
PLC nâng cao |
120 |
30 |
83 |
7 |
MĐ 29 |
Thực tập tốt nghiệp |
440 |
0 |
397 |
43 |
|
Tổng cộng |
2970 |
943 |
1845 |
182 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TỰ CHỌN, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun tự chọn
|
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý Thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
MĐ 30 |
Kỹ thuật lắp đặt điện |
150 |
30 |
112 |
8 |
MĐ 31 |
Chuyên đề Điều khiển lập trình cỡ nhỏ |
90 |
30 |
55 |
5 |
MĐ 32 |
Điện tử ứng dụng |
90 |
30 |
55 |
5 |
MĐ 33 |
Kỹ thuật lạnh |
120 |
45 |
69 |
6 |
MĐ 34 |
Thiết bị điện gia dụng |
120 |
45 |
70 |
5 |
MĐ 35 |
Quấn dây máy điện nâng cao |
90 |
10 |
77 |
3 |
MĐ 36 |
Bảo vệ rơle |
120 |
30 |
84 |
6 |
Tổng cộng |
780 |
220 |
522 |
38 |
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
1. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1 |
Chính trị |
Viết Trắc nghiệm |
Không quá 120 phút Không quá 90 phút |
2 |
Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
- Lý thuyết nghề |
Viết Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút Không quá 90 phút |
|
- Thực hành nghề |
Bài thi thực hành |
Không quá 24 giờ |
|
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) |
Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành |
Không quá 24 giờ |
2. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá:
Số TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Thể dục, thể thao |
5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 |
Văn hoá, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 |
Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
Người đăng: