PHỤ NỮ MIỀN NAM BẤT KHUẤT (trích Phụ nữ Việt Nam- Những khoảnh khắc)

Ngày đăng :04/03/2022

PHỤ NỮ MIỀN NAM BẤT KHUẤT

(trích Phụ nữ Việt Nam- Những khoảnh khắc)

Thực hiện chỉ đạo của Chi bộ, nhân kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910 - 2022) và 1982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Ban chấp hành Công đoàn trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thủ Đức giới thiệu đến công đoàn viên, người lao động hình ảnh những người phụ nữ miền Nam bất khuất.

Trích trong sách: Phụ nữ Việt Nam- Những khoảnh khắc

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam – 2020

Hình ảnh đã thể hiện được quá khứ hào hùng và hiện tại vinh quang của phụ nữ miền Nam Việt Nam bất khuất.

Quý thầy/cô, anh/chị có thể tìm đọc trực tiếp tại thư viện trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thủ Đức (phòng A1.9)

Một số hình ảnh những nữ anh hùng miền Nam bất khuất:

1. SỨC MẠNH ĐỒNG KHỞI

Đầu năm 1960, tỉnh ủy Bến Tre quyết định “phát động một tuần lẽ toàn dân đồng khởi, diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, giải phóng nông thôn, làm chủ ruộng vườn”. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của bà Nguyễn Thị Định, Phó Bí thư tỉnh ủy, ngày 17/01/1960, cuộc Đồng Khởi nổ ra tại ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, và lan ra các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri… làm bộ máy Ngụy quyền hoang mang. Cuối năm 1960, phong trào lan rộng ra nhiều tỉnh ở miền Nam, Tây Nguyên và ven biển miền Trung. Đồng khởi là tiền đề xuất hiện đội quân tóc dài” và thúc đẩy sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

2. TIỂU ĐỘI NỮ BIỆT ĐỘNG THÀNH HUẾ

Năm 1967, tiểu đội 11 cô gái sông Hương được thành lập bí mật để chuẩn bị cho Chiến dịch Mậu Thân 1968. Do thông thuộc địa bàn, đêm 30 tết, các cô dẫn đường và phối hợp cùng quân chủ lực tiến bào đánh chiếm các điểm căn cứ trong thành phố. Sau 26 ngày đêm phối hợp chiến đầu, làm chủ trận địa vùng phía nam thành phố, tiểu đội chỉ còn 7 người. Sau đó, tiểu đội được bổ sung lực lượng, nâng cấp thành Trung đội Võ Thị Sáu tiếp tục chiến đấu cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

3. NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG

Năm 1968, sau lần ám sát hụt một tên mật thám, Võ Thị Thắng – cô gái 20 tuổi quê xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, Long An bị bắt và bị tuyên án 20 năm tù khổ sai. Đáp lại lời tự đắc của thành viên Hội đồng xét xử: “Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối”, chị đanh thép nói lại: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?”. Và nụ cười hiên ngang của cô nữ sinh trẻ tuổi đã được một phóng viên người Nhật kịp ghi lại. Nụ cười ấy đã trở thành biểu tượng cho cả thế hệ Việt Nam anh hùng.

4. NỮ CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG NGUYỄN TRUNG KIÊN

Nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên (Cao Thị Nhíp) dẫn đường cho các chiến sĩ xe tăng Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975.

5. NỤ CƯỜI TẢI ĐẠN

Tháng 03/1972, toàn quân tổng lực thực hiện Chiến dịch giải phóng thành Quảng Trị. Khoảnh khắc này được phóng viên Đoàn Công Tính ghi lại tại cánh rừng miền Đông Trường Sơn, thuộc địa phận Quảng Trị. Các cô gái thanh niên xung phong sát cánh cùng đội nam, những hòm đạn trên vai như nhẹ hơn với nụ cười của tuổi trẻ được cống hiến cho sự nghiệp giải phóng quê hương.

#caodangkinhtekythuatthuduc

Người đăng: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Admin- Content