Học nghề cơ khí tương lai có tốt?

Ngày đăng :18/11/2016

          Việt Nam đang là nước phát triển và mở rộng. Cơ sở hạ tầng đang rất phát triển. Kéo theo việc làm nghề cơ khí rất rộng mở, tương lai nhu cầu cần nhiều nhân lực học tốt có tay nghề cao...

          Học nghề cơ khí là một trong những nghề hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển loài người, trong suốt quá trình hình thành và phát triển qua mọi thời đại. Ngành công nghệ cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trong mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Công nghệ cơ khí là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm về cơ khí.

          Những thuận lợi và khó khăn cho người học nghề cơ khí

          - Thuận lợi lớn là có thể học nghề nhanh trong vòng 1.5 năm đến 2 năm là đã có thể tham giao lao động nghề nghiệp. Việc học không đòi hỏi tư duy nhiều, mà cần chăm chỉ luyện tập và nhanh nhạy trong các thao tác. Điều này thuận lợi cho rất nhiều thanh niên cần học để có việc ổn định kiếm nguồn thu nhập.

          - Thời gian đầu đi làm rất vất vả về công sức lao động và tìm định hướng chuyên môn cao hơn. Quá trình rèn luyện và học nghề vẫn phải tiếp tục sau khi đã có việc làm, nếu chịu khó chăm chỉ phát triển chuyên môn, thì cơ hội sẽ đến rát nhiều.

          - Công nhân cơ khí đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, trong công việc phải cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm. Sinh viên mới ra trường thường yếu chuyên môn, ít có tâm huyết để nỗ lực phát triển chuyên môn, vì vậy hơi khó khăn trong giai đoạn đầu.

          - Việt Nam đang tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu của nghề cơ khí trong tương lai còn tăng cao hơn. Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần

          Học cơ khí ra trường làm những việc gì?

          - Cơ khí có độ phủ rộng khắp nước, vì vậy bạn có thể xin được các vị trí như thợ tiện, thợ hàn, thợ cơ khí... trong các xưởng cơ khí trên khắp nước. Bạn có thể xin vào làm ngay tại các xưởng cơ khí ở địa phương.

          - Trở thành công nhân cơ khí trong các nhà máy cơ khí: trở thành thợ hàn chuyên nghiệp, thợ tiện chuyên nghiệp... và có thể xuất khẩu lao động với các chuyên môn trên.

          - Trở thành công nhân bảo trì tại các nhà máy sản xuất

          - Ngoài những công việc trên, các bạn có trí hướng cao hơn có thể thành lập doanh nghiệp mua và bán các sản phẩm, mặt hàng cơ khí. Hơn thế nữa có thể mở gara ô tô, xưởng sửa chữa bảo dương các dòng sản phẩm ô tô xe máy ...

http://huongnghiep24h.com/hoc-nghe/hoc-nghe-co-khi-tuong-lai-co-tot.html

Người đăng: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Admin- Content