ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT GIỚI THIỆU LUẬT QUỐC PHÒNG

Ngày đăng :24/11/2017

Ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Quốc phòng gồm 9 chương, 51 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006

 

1. Đối tượng áp dụng

     Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

     Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam về quốc phòng. (Điều 2 Luật Quốc phòng)

 

2. Giải thích từ ngữ

Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. (Khoản 1 Điều 3 Luật Quốc phòng)

 

3. Chính sách quốc phòng

     1. Nhà nước CHXHCNVN củng cố và tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

 

2. Nhà nước CHXHCNVN thực hiện chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ QG bao gồm đất liền, đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời;  SD các biện pháp chính đáng, thích hợp để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược bằng bất kỳ hình thức nào.

 

3. Nhà nước CHXHCNVN thực hiện đối ngoại QP phù hợp với CS đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các QH quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng QT, phấn đấu vì HB, ĐL và phát triển, chống chiến tranh dưới mọi hình thức.

 

 Mở rộng hợp tác về QP với các nước láng giềng và trên TG trên nguyên tắc tôn trọng ĐL, CQ và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, vì HB, phù hợp với PL Việt Nam và điều ước QT có liên quan mà  CHXHCNVN là thành viên.

 

4. Nhà nước CHXHCNVN  ghi nhận công lao và khen thưởng thích đáng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp củng cố, tăng cường quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc

Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật.

(Điều 4 Luật Quốc phòng)

4. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng

     1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm NVQS, được giáo dục về QP và huấn luyện QS; tham gia DQTV, phòng thủ dân sự; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của NN và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về QP.

 

3. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng nếu bị thương, tổn hại về sức khỏe, thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. (Điều 6 Luật Quốc phòng)

 

5. Lực lượng vũ trang nhân dân

     5.1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm QĐND, CAND và DQTV.

5.2. LLVTND phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và ND, có nhiệm vụ SS chiến đấu, chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, ANQG và TT, ATXH, bảo vệ chế độ XHCN và những thành quả CM, cùng toàn dân XD đất nước. (Điều 12 Luật Quốc phòng)

6. Nguyên tắc hoạt động của Lực lượng vũ trang nhân dân

     6.1. Lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

6.2. Việc sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân và áp dụng biện pháp quân sự trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước. (Điều 13 Luật Quốc phòng)

7. Quân đội nhân dân

      QĐND là lực lượng nồng cốt của LLVTND trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

     Ngày 22 tháng 12 hàng năm là Ngày truyền thống của QĐND, ngày hội quốc phòng toàn dân.

     Bộ trưởng Bộ QP là người chỉ huy cao nhất trong QĐND và DQTV. Bộ trưởng Bộ QP là thành viên của Chính phủ. (Điều 14 Luật Quốc phòng)

 

8. Dân quân tự vệ

                 DQTV là  LLVT quần chúng không thoát ly XS, công tác, có nhiệm vụ SS chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị QĐND, CAND và các LL khác trên địa bàn tham gia XD nền QP toàn dân, XD khu vực phòng thủ, giữ gìn ANCT, trật tự, ATXH, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tài sản của NN, tính mạng, tài sản của ND ở địa phương, cơ sở. (Điều 15 Luật Quốc phòng)

 

9. CAND trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng

      CAND là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANCT, trật tự, ATXH, có trách nhiệm phối hợp với QĐND và DQTV thực hiện nhiệm vụ QP.  (Điều 17 Luật Quốc phòng)

10. Quy định về phòng thủ dân sự

     Phòng thủ dân sự là bộ phận trong hệ thống phòng thủ QG, gồm các biện pháp chủ động phòng, chống chiến tranh hoặc thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ ND, bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân. (Điều 26 Luật Quốc phòng)

11. Các biện pháp phòng thủ dân sự

     11.1. Các biện pháp bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền KTQD:

     a) Xử lý các tình huống khi có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về QP;

     b) Sơ tán, ngụy trang; bảo vệ CSVC, kho tàng, trang thiết bị, máy móc, NVL, công trình kinh tế, VH-XH; dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc chữa bệnh, các sản phẩm công nghệ sinh học; bảo vệ nguồn nước, các công trình, địa hình có giá trị phòng thủ;

     c) Giữ gìn và bảo vệ môi trường.

11.2. Các biện pháp bảo vệ nhân dân bao gồm:

     a) Hướng dẫn, huấn luyện, diễn tập cho nhân dân và các lực lượng tại chỗ về biện pháp PTDS; sử dụng các phương tiện phòng tránh cá nhân; thực hiện kế hoạch sơ tán ND đến các khu vực an toàn hoặc ít nguy hiểm;

b) Tổ chức phòng không nhân dân, xây dựng các công trình phòng tránh; quy định về chiếu sáng, ngụy trang, thông tin liên lạc và các biện pháp phòng vệ.

11.3. Tổ chức lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục hậu quả chiến tranh, dịch bệnh nguy hiểm hoặc thảm họa do thiên nhiên, con người gây ra.

11.4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chất độc, chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ. (Điều 27 Luật Quốc phòng)

12.Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong phòng thủ dân sự

     Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch UBND các cấp trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo thực hiện các biện pháp PTDS ở địa phương; chủ động huy động lực lượng tại chỗ để xử lý các tình huống và phối hợp với địa phương có liên quan thực hiện công tác PTDS tại địa phương. (Khoản 2 Điều 28 Luật Quốc phòng)

 

13. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự

     13.1. Lực lượng PTDS bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

     a) Lực lượng nòng cốt gồm: DQ, CA cấp xã; tự vệ cơ quan, tổ chức; Lực lượng PTDS chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của QĐND; Lực lượng PTDS sự chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các Bộ, ngành.

     b) Lực lượng rộng rãi: toàn dân tham gia

                 (Khoản 1 Điều 8 Nghị định 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự).

 

14. Nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự

                 1. Tuyên truyền, huấn luyện kiến thức về  PTDS.

                 2. Dự báo các nguy cơ, quy mô, mức độ thiệt hại của khu vực có thể xảy ra thảm họa. Thông báo, truyền lệnh báo động kịp thời khi xảy ra thảm họa.

                 3. Triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết khi có thảm họa.

cụ thể:

a) Sơ tán nhân dân, phân tán tài sản của Nhà nước và nhân dân đến khu vực an toàn; tiến hành các biện pháp ngụy trang, che chắn; bảo đảm trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, lương thực thực phẩm, nước uống và các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho người trong khu vực xảy ra thảm họa;

b) Quan sát, trinh sát phát hiện kịp thời, đánh dấu, khoanh vùng, tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng cho người, trang bị, phương tiện ở khu vực bị nhiễm phóng xạ, sinh học, hóa chất độc hại;

c) Tiến hành cứu sập, tìm kiếm, cứu nạn, khôi phục các hoạt động công cộng;

d) Sơ cứu, chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất;

đ) Tiếp tế nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và các vật chất cần thiết khác đến các khu vực bị nạn, khu vực bị chia cắt, khôi phục sinh hoạt động bình thường cho các lực lượng trong vùng xảy ra thảm họa;

e) Bảo đảm an ninh trật tự, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường tại những khu vực xảy ra thảm họa. (Điều 9  Nghị định 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự).

15. Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự

     UBND các cấp có cơ quan thường trực giúp Chủ tịch UBND cùng cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ PTDS. Cơ quan thường trực PTDS cấp tỉnh, cấp huyện đặt tại cơ quan QS địa phương hoặc trụ sở của các ngành. Cơ quan thường trực về PTDS cấp xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện QĐ thành lập, quy định cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực về  PTDS cùng cấp. Chủ tịch  UBND cấp huyện QĐ thành lập, quy định cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực về PTDS cấp xã.  (Khoản 3, Khoản 4  Điều 7  Nghị định 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự).

16. Trách nhiệm tổ chức, quản lý công tác phòng thủ dân sự

     PTDS là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

     Cơ quan quân sự địa phương tham mưu cho UBND cùng cấp trong công tác PTDS theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. (Điều 28 Luật Quốc phòng)

17. Quy định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân lực và giới nghiêm

     Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân lực và giới nghiêm là những biện pháp hành chính đặc biệt của Nhà nước, là cơ sở pháp lý để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra, góp phần ổn định chính trị để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

 

 

17.1 Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng

     Tình trạng khẩn cấp về QP là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động vũ trang xâm lược hoặc bạo loạn, nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.  (Khoản 8 Điều 3 Luật Quốc phòng)

Thời điểm ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng

     Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, UBTV Quốc hội xem xét, quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về QP trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

                 Căn cứ vào NQ của UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước công bố QĐ ban bố tình trạng khẩn cấp về QP trong cả nước hoặc ở từng địa phương; trong trường hợp UBTV Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về QP trong cả nước hoặc ở từng địa phương. (Điều 31 Luật Quốc phòng)

17.2.Thiết quân luật

Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện. (Khoản 9 Điều 3 Luật Quốc phòng)

Thời điểm áp dụng biện pháp thiết quân luật

     1. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.

2. Trong lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa bàn thiết quân luật, biện pháp và hiệu lực thi hành; quy định việc thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý NN tại địa bàn thiết quân luật được giao cho QĐ thực hiện. Người chỉ huy đơn vị  QĐ được giao quản lý địa bàn thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó.

4. Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, QĐ, chỉ thị của Thủ tướng CP về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ QP có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị  QĐ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật chấp hành đúng quy định của pháp luật.

 

5. Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật do Toà án quân sự đảm nhiệm.

6. Theo đề nghị của Thủ tướng CP, Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn thiết quân luật đã ổn định. (Điều 32 Luật Quốc phòng)

17.3 Giới nghiêm

Giới nghiêm là biện pháp cấm người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm. (Khoản 10 Điều 3 Luật Quốc phòng)

Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng.

Trong lệnh giới nghiêm phải xác định rõ khu vực giới nghiêm, thời gian bắt đầu và kết thúc giới nghiêm, những quy định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân tại khu vực giới nghiêm phải chấp hành.

     Lệnh giới nghiêm chỉ có hiệu lực trong thời hạn không quá 24 giờ. Trong thời gian giới nghiêm, ngoài việc bị hạn chế đi lại, mọi quyền hợp pháp khác của công dân được pháp luật bảo vệ.

Thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm được quy định như sau:

     a) Thủ tướng CP ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số tỉnh, TP trực thuộc trung ương;

     b) UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh, TP trực thuộc trung ương;

     c) UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. (Điều 33 Luật Quốc phòng)

17.4. Quy định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên, động viên cục bộ

Tình trạng chiến tranh

Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian từ khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hành động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế. (Khoản 5 Điều 3 Luật Quốc phòng)

Khi nước nhà bị xâm lược, Quốc hội xem xét, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt.

Trong trường hợp QH không thể họp được,  UBTV Quốc hội QĐ việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo QH xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của QH.

Căn cứ vào Nghị quyết của QH hoặc của UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước công bố QĐ tuyên bố tình trạng chiến tranh. (Điều 29 Luật Quốc phòng)

17.5. Tổng động viên, động viên cục bộ

Khi quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì UBTV Quốc hội xem xét, QĐ tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Căn cứ vào Nghị quyết của UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. (Điều 30 Luật Quốc phòng)

Tổng động viên    

Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược.

Động viên cục bộ

 Động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. (Khoản 6, 7 Điều 3 Luật Quốc phòng)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng QP- AN trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về QP

1. Quyết định động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.

2. QĐ các biện pháp quân sự và điều động  LLVTND

3. QĐ các biện pháp nhằm giữ ổn định  ANCT-TT-ATXH phục vụ quốc phòng.

4. Chỉ đạo các hoạt động tư pháp, ngoại giao thời chiến.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt khác khi được QH giao. (Điều 34 Luật Quốc phòng)./.

HỘI LUẬT GIA QUẬN THỦ ĐỨC

Người đăng: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Admin- Content